.22 -> NO CATCHE
Page Alias:xem-chi-tiet-tin-tuc
MenuItemAlias: /vi/xem-chi-tiet-tin-tuc

Ngôi nhà trên đỉnh núi và con đường đưa con đi tìm chữ của chàng trai người Mông

19/04/2021 23:08

Những đứa trẻ ở xóm Nhà Nhuồm (xã Nam Cao, H. Bảo Lâm, T. Cao Bằng) đi tìm con chữ đều bằng đôi chân vượt đồi, vượt thác trên những cung đường được tính bằng cây số.

 

4h30 sáng, Dương Minh Thành (30 tuổi, xóm Nà Nhuồm) thức dậy. Anh bắt niêu cơm lên bếp than hồng hun lại cho nóng. 2 gói mì tôm cuối cùng được đổ đầy nước, bỏ thêm ít hạt muối làm canh. Gió lùa vào những khe nứa, lạnh buốt.

 

5h, Thành vội gọi đàn con thức dậy.

Thằng Quân (6 tuổi, con Thành) mắt nhắm mắt mở, cứ hễ ăn một muỗng cơm, nó lại phải uống thêm một chén nước canh để dễ nuốt. Quân cố ăn thật nhanh rồi phụ bố thay quần áo cho em. Mỗi đứa nhỏ khoác 3 lớp áo, đeo chiếc cặp sách to bằng cả thân người bé nhỏ và xỏ đôi dép tổ ong đã rách mui và bắt đầu xuống núi.

Đôi dép ấy, suốt những ngày ở xóm Nà Nhuồm (tỉnh Cao Bằng), đâu đâu phóng viên cũng thấy người Mông như nhà anh Thành, từ em bé đến người lớn đều dùng. Thứ nhất, nó rẻ, 20 nghìn đồng/đôi, có thể mang được nhiều tháng. Thứ 2, ở quanh đỉnh núi này, chỉ có đôi dép tổ ong mới chịu được giá rét và những con đường trơn trượt.

Nhà Thành ở tít trên đỉnh núi, là ngôi nhà cao nhất ở xóm Nà Nhuồm. Mỗi ngày, đường đi học của thằng Quân, đường đi làm của anh, đều phải vượt qua 3 quả đổi, 2 con thác chắn ngang để ra được con đường mòn. Cả đi lẫn về như thế hết 1 tiếng đi bộ.

 
 

Hôm nào may mắn, Thành mượn chiếc xe máy của người quen để chở 2 con xuống điểm trường trong xã. Nhưng nếu không có xe, thằng Quân phải chấp nhận đi bộ cùng bố. Suốt 3 năm nay, từ khi Quân học mẫu giáo, buổi sáng của gia đình nó đều bắt đầu như thế.

“Lúc chiều thì các con tự đi bộ về, đến nhà thì trời đã tối. Thóc mỗi năm được 11 bao, ngô nếu tích cực thì 1-2 tấn, gia đình làm lụng quanh năm anh vẫn không thể mua được chiếc xe máy. Giờ quen thì ngày nào muốn có xe, anh phải dậy thật sớm, đợi khi họ chưa đi làm thì mình mượn. Chịu cực tí nhưng anh chưa bao giờ nghĩ cho con bỏ học” - Thành nói.

Năm 2014, Thành cưới một cô gái Mông cùng bản. Nghèo, hai vợ chồng chỉ còn cách dắt tay nhau lên đỉnh núi chót vót xóm Nà Nhuồm để lập nhà. Vợ rẫy cỏ trồng ngô, chồng chăn trâu, đi xây nhà trong bản. Công việc sẽ được đổi bằng những ký ngô.

 

Đến năm 2014, vợ chồng Thành có đứa con đầu, dư dã xíu ngô trong nhà nên cả 2 mới dùng để đổi công dựng nhà. Căn nhà tuềnh toàng xây trong 20 ngày, bằng mớ cây gỗ ven rừng và cỏ gianh. Ấy vậy, năm 2018, sau một cơn bão đi qua núi, nó đổ làm đôi.

“Hôm đó, anh chỉ kịp ôm vợ con nấp dưới giường, đồ đạc bỏ hết. Mấy lần anh đã chần chứ mãi chuyện xuống thấp hơn để an toàn, cho con được đi học gần…” Từ ấy, Thành mua một bê nhỏ làm cái vốn dựng nhà. Hơn 2 năm sau, số tiền bê bán được 12 triệu đồng, vừa đủ mua một vài khuôn gỗ. Nhưng Thành vẫn để đó.

“Chuẩn bị cây que đây đủ hết rồi, nhưng các khoản còn lại thì không còn tiền để dựng lên nữa.  Anh tính tiếp tục nuôi thêm bê, thêm lợ khi nào có thì mới tiếp tục xây nhà. Ví dụ vay anh chị 10 triệu, nuôi đàn lợn con được đầy tháng thì bán 1 triệu, 10 con được 10 triệu, 3-4 tháng mình tiết kiệm cũng đủ tiền xây nhà. Nhưng mà nuôi xong thì bê, lợn ăn hết ngô trong nhà, mình hổng biết kiếm gì cho con đến trường”.

Nghĩ về bài toán con lợn con bê không có lời giải đó, người đàn ông 30 tuổi vẫn mãi đắn đo!

 

Buổi chiều tháng 12, đoàn công tác của Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) vượt đỉnh đồi đến thăm nhà, Thành mừng lắm! Đó là lần đầu tiên nhà Thành có khách phương xa.

Chia sẻ cùng hoàn cảnh của anh, đại diện Vietlott đã gửi hơn 50 triệu đồng giúp Thành hoàn thiện căn nhà trong mơ.

Ngồi bên chiếc bàn gỗ gãy chân, Thành cười mãi không thôi.

Đồng hành với hành trình xây dựng mái ấm tại các tỉnh nghèo Việt Nam, anh Hiếu (đại diện Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam) không giấu nỗi cảm xúc khi chứng kiến niềm vui của bà con nghèo. Tại lễ trao tặng nhà cho gia đình anh Dương Minh Thành, anh Hiếu chia sẻ:

“Hoạt động an sinh xã hội nhằm đảm bảo và phát triển cuộc sống cho người dân luôn là vấn đề trọng yếu của Vietlott. Trong năm 2020, Vietlott đã xây dựng được hơn 100 ngôi nhà tình nghĩa, đưa hàng nghìn trẻ em đến trường, tiếp tục đi học. Những con số biết nói đó là niềm vinh hạnh và động lực cho Vietlott ngày càng thực hiện thêm nhiều chương trình nữa trong tương lai”.

“Anh không biết diễn tả sao hết niềm vui được Vietlott gửi tặng này. Cuối cùng ước mơ có một nơi yên ổn cho vợ con bao nhiêu năm cũng thực hiện, anh sẽ cố gắng làm ăn, phát triển kinh tế để cho các cháu được ăn học tới nơi tới chốn” - anh Thành cho biết thêm.